Nam Phương Hoàng Hậu là Hoàng Hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và chế độ quân chủ Việt Nam nói chung. Là bậc quốc sắc thiên hương, bà được liệt vào danh sách “5 vị hoàng hậu đẹp nhất” thời bấy giờ. Hình ảnh vị Hoàng Hậu tài sắc vẹn toàn cũng xuất hiện tại sảnh chính Sofitel Ecopark cùng với những đóa sen vàng mang ý nghĩa biểu tượng.
Cùng Malta Land tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nam Phương Hoàng Hậu (1914 – 1963) tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914, tại Gò Công (tỉnh Kiên Giang) trong 1 gia đình công giáo giàu có, là con gái của ông Pierre Nguyễn Hữu Hào và bà Marie Lê Thị Bính.
>>Đọc thêm: Bóng dáng đồng hồ đắt nhất thế giới – Rolex Bảo Đại tại Sofitel Ecopark
Người con gái tài sắc vẹn toàn
Năm 12 tuổi, bà đã được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris.
Không chỉ là một người con gái có trí thức, bà còn sở hữu nhan sắc nổi bật lúc bấy giờ. Nguyễn Hữu Thị Lan với chiều cao nổi bật đến hơn 1m75, sắc vóc mảnh khảnh, gương mặt thanh tú, ánh mắt kiêu hãnh, gu thời trang thời thượng là tâm điểm của mọi ánh nhìn và mọi khung hình.
Ngay từ đầu, cái tên mà Bảo Đại trao cho bà đã ấn định cả một số mệnh: “Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đã chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng”.
Vị Hoàng Hậu tôn vinh Áo dài
Dù chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa, lối sống và thời trang Pháp nhưng sau khi đăng cơ phượng vị, Nam Phương tìm đến mái tóc vấn, tà áo dài, gắn với hình tượng phụ nữ truyền thống. Bà chủ trương và tận dụng cơ hội để mang tà áo dài Việt đến với năm châu bốn bể.
Suốt thời kỳ tại vị nước Nam đến năm 1947, hình ảnh của Hoàng hậu luôn gắn liền với kiểu áo dài dáng suông nhã nhặn kín đáo, tóc vấn khăn và ắt không thể thiếu những chuỗi ngọc trai Dior.
Với bà, áo dài và ngọc trai sinh ra để cho nhau như Rồng với Phượng, khó có thể tách rời. Thông điệp của Nam Phương về lối phục sức của phụ nữ rất rành rọt: Hãy ăn diện để thể hiện một tri thức lớn thay vì một tài sản kếch sù!
Cái khí chất Parisian Chic ấy thực chất đã đầy tràn trong huyết quản bà từ lâu, không chỉ giới hạn trong áo váy mà ngay cả lối điểm tô dung mạo cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Đường tình không trọn vẹn
Nam Phương Hoàng Hậu và vua Bảo Đại gặp nhau lần đầu tiên tại Đà Lạt vào năm 1932 – khi ấy bà vừa tròn 18 tuổi. Sau 1 vài dịp gặp gỡ, 1 tình cảm êm dịu đã nảy sinh giữa 2 người.
Ngày 20/3/1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan. Cô dâu năm ấy 19 tuổi, với nhan sắc mặn mà, một vẻ đẹp đậm chất Á Đông, Nam Phương hoàng hậu được liệt vào danh sách “5 vị hoàng hậu đẹp nhất” thời bấy giờ.
Ngay trong ngày cưới, hoàng đế Bảo Đại đã tấn phong Nguyễn Hữu Thị Lan lên làm hoàng hậu – một điều mà trước đây chưa từng có đối với triều đình nhà Nguyễn.
Sau khi Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà đã đưa ra 4 điều kiện được nhà vua chấp nhận:
- Tấn phong bà ngay trong ngày cưới.
- Được giữ nguyên đạo thiên chúa, các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo.
- Phải được tòa thánh Vatican cho phép, đặc biệt 2 người lấy nhau và giữ 2 tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo
- Bãi bỏ hậu cung, tuân thủ chế độ 1 vợ 1 chồng.
Họ có 9 năm chung sống hạnh phúc và có với nhau 5 người con, lần lượt là:
- Nguyễn Phúc Bảo Long (1936)
- Nguyễn Nữ Phương Mai (1936)
- Nguyễn Nữ Phương Liên (1938)
- Nguyễn Nữ Phương Dung (1942)
- Nguyễn Phúc Bảo Thắng (1943)
Thế nhưng năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, cả gia đình rời khỏi hoàng cung. Ông được mời ra Hà Nội làm cố vấn chính phủ, còn Nam Phương Hoàng Hậu ở lại Huế. Cũng từ đây, chuyện tình đẹp giữa 2 người đã đi đến hồi kết.
Khi ra Hà Nội, trong những ngày tháng xa vợ, với bản tính ham chơi, trăng hoa có sẵn từ thời trai trẻ, vua Bảo Đại đã không thể giữ mình, mà liên tiếp rơi vào những mối quan hệ tình ái ngoài luồng và bắt đầu có hàng loạt nhân tình mới như thứ phi Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiểu Lan…
Khi biết tin, Nam Phương hoàng hậu đã vô cùng đau khổ, vốn là người kiêu hãnh, nên bà đã không cố gắng dành giật lại chồng. Chính vì thế, tình cảm giữa 2 người ngày một xa cách, không thể hàn gắn.
Năm 1947, bà quyết định rời khỏi Việt Nam, đưa các con sang Pháp định cư. Ngay cả khi ly thân với cựu hoàng, bà cũng chưa bao giờ đi bước nữa, không có bất kỳ nhân tình nào, trái ngược hoàn toàn với Bảo Đại. Trong những năm tháng cuối đời, khi cả 5 người con đều trưởng thành rồi lần lượt xa nhà để học tập và làm việc bà đã có một cuộc sống cô đơn, tĩnh lặng ở tuổi xế chiều, rồi qua đời vào năm 1963.
Khí chất kiêu hãnh của một người đàn bà tri thức
Khi biết Bảo Đại qua lại với vũ nữ Lý Lệ Hà, bà đã gửi cho nhân tình của chồng 1 lá thư 66 chữ – giọng văn hiền như sương khói, dịu dàng và thấm đẫm mà khi đọc cho dù không là người trong cuộc vẫn thấy có một chút gì của kẻ bề trên muốn răn dạy cho kẻ dưới mình.
Không một lời mắng chửi, không một câu hờn giận, không ngôn từ nào mang tính chất nhục mạ, bức thư chứa chan những tình cảm đậm đà thân thiết. Tuy nhiên, càng đọc càng thấm.
“Em Lý Lệ Hà thân quý! Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”.
Lý Lệ Hà thừa biết bà Nam Phương đã biết chuyện của mình với cựu hoàng nhưng bà vẫn nói lời ân nghĩa, cám ơn nàng đã lo cho chồng mình.
Nam Phương vẫn luôn có cách hành xử đầy kiêu hãnh. Bà đã bỏ cả một quãng thời gian dài để vun vén hạnh phúc cùng chồng, rồi sau đó mở lòng tha thứ những phụ bạc ruồng rẫy. Có thể nói, bà là một phụ nữ có đầy đủ đức tính cao đẹp mà người đời phải nể phục.
Hình ảnh Nam Phương Hoàng Hậu tại sảnh chính Sofitel Ecopark
Sảnh Nam Phương – sảnh chính của Sofitel Ecopark được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Nam Phương Hoàng hậu – đoá “mẫu đơn” quốc sắc thiên hương. Bà là một trong 3 người phụ nữ được phong Hậu ngay khi còn sống.
Ngay giữa đại sảnh là hình ảnh Nam Phương Hoàng Hậu và những đoá sen vàng – quốc hoa của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa Nam Phương Hoàng Hậu và hoa sen vàng. Một bên là vị Hoàng Hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, một bên là quốc hoa của đất nước. Không chỉ tương đồng về vị thế mà còn tương đồng về phẩm chất. Cuộc đời Nam Phương Hoàng Hậu tuy không có được hạnh phúc trọn vẹn cùng vua Bảo Đại nhưng bà vẫn sống kiêu hãnh, có nhiều đóng góp nhất định cho đất nước, dù ở đâu cũng được tôn trọng. Cũng như bông sen kia “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” vẫn vươn lên lộng lẫy, kiêu sa.
>>Chi tiết dự án Biệt thự đảo Ecopark – Giai đoạn 2
Malta Land mời bạn chiêm ngưỡng tác phẩm tại:
Private Art Gallery – The Island Clubhouse
by Sofitel Hanoi Ecopark