Skip to main content
14/07/2022

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm nghệ thuật. Trong bức họa Sofitel Ecopark, một lần nữa, phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp lại được tôn vinh qua các nét vẽ của họa sĩ lừng danh. 

Những căn biệt thự lấy cảm hứng từ phụ nữ Việt Nam

Sofitel Hanoi Ecopark được coi là một kiệt tác kiến trúc tái hiện lịch sử Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu với các phẩm chất tốt đẹp hiện lên rõ nét. Đó là nguồn cảm hứng bất tận để kiến trúc sư thiết kế lên các căn biệt thự với kiến trúc có một không hai và gắn liền với những câu chuyện văn hóa – lịch sử.

>>Đọc thêm: Sofitel Ecopark: Câu chuyện về những “tuyệt sắc giai nhân” của vua Bảo Đại

Bước vào câu chuyện di sản được tái hiện bởi Sofitel Ecopark, có thể thấy, mỗi căn Villa đều được đặt tên và thiết kế riêng dựa trên cảm hứng về cuộc đời của những người phụ nữ Việt Nam:

  • Villa Trưng Trắc, Trưng Nhị
  • Villa Hồ Xuân Hương
  • Villa Võ Thị Sáu
  • Villa Nguyễn Thị Định

Điểm chung của những căn Villa tại Sofitel Ecopark đó là sử dụng mái ngói thanh lưu ly – loại ngói chỉ dành riêng cho những cung điện sang trọng quý phái của hoàng hậu và các cung tần mỹ nữ. Mái ngói xanh xanh với những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển mềm mại khiến cho công trình trở nên bề thế sang trọng nhung không kém phần nhẹ nhàng duyên dáng, không ai đi qua mà không đứng lại ghé nhìn, chiêm ngưỡng.

Thiết kế những căn Villa Sofitel Ecopark đều có hồ bơi và không gian kết nối thiên nhiên với con người, cảnh quan được chăm chút tỉ mỉ từng nhành cây, ngọn cỏ hài hòa với tổng thể kiến trúc toàn dự án. Sofitel Ecopark có 21 căn biệt thự duy chỉ có 4 villa 3 phòng ngủ với diện tích 450m là những căn biệt thự đơn lập.

>>Chi tiết dự án Biệt thự đảo Ecopark – Giai đoạn 2

Biệt thự Trưng Trắc, Trưng Nhị

Hình tượng về nữ vương đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – Hai Bà Trưng chính là nét vẽ đầu tiên khởi đầu cho câu chuyện về những người phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam. Hình ảnh của hai bà Trưng Trắc – Trưng Nhị được đặt tên cho các căn Villa tại Sofitel Ecopark. Các phòng khách sạn Dual Key và khu Villa 2 phòng ngủ Villa V3-V7/ V9-V15/V17-V23 mang tên Trưng Nhị.

Mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa của 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị (khởi nghĩa Hai Bà Trưng).

Bí mật chuyện tình nữ tướng Việt “đi guốc ngà” cưỡi voi xung trận

Hai Bà Trưng trong trận chiến với quân Đông Hán

Trưng Trắc – Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày 1/8 năm Giáp Tuất, năm 14 sau Công Nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), thuộc dòng dõi Hùng Vương; mẹ là Man Thiện. Hai bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm, nuôi nấng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, dạy con lòng yêu nước, rèn luyện sức khỏe, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (tỉnh Hà Tây cũ).

Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, viên Thái thú Tô Định là người vô cùng bạo ngược, tham lam. Hai bà cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa, nhưng Thi Sách bị Tô Định giết chết. Hận giặc hãm hại nhân dân, giết hại chồng mình, Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát trên Sông Hồng.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, đánh đuổi Tô Định phải bỏ chạy về nước. Đội ngũ của nghĩa quân khi đó chủ yếu là phụ nữ. Trong đó có những người mẹ, người vợ, những cô gái trẻ là nữ tướng giỏi của thời đại ấy như bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Lê Chân (Hải Phòng), Bát Nàn (Thái Bình), Thánh Thiên (Bắc Giang), Lê Thị Hoa (Thanh Hóa),… Chỉ sau một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ nước Việt hồi đó. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước hoàn toàn độc lập. Hai bà lên làm vua, được suy tôn là Trưng vương, đóng đô ở Mê Linh.

Biệt thự Hồ Xuân Hương

Lấy cảm hứng từ cuộc đời của “Bà chúa thơ Nôm”, họa sĩ lừng danh đã thiết kế và đặt tên cho một số căn biệt thự tại Sofitel Ecopark. Biệt thự Hồ Xuân Hương tại Sofitel Ecopark có tông chủ đạo là màu xanh với những chi tiết trang trí gợi nhớ đến 1 số bài thơ nổi tiếng của bà, như: đèn trùm gợi liên tưởng đến hình ảnh bánh trôi nước,…

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772 – 1822), quê gốc ở Nghệ An nhưng sinh trưởng ở Thăng Long. Tư chất thông minh, bản lĩnh, trải đời, ưa xướng họa thơ ca, Hồ Xuân Hương được xem là một tài nữ nổi tiếng thời bấy giờ.

“bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương

Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương (ảnh minh hoạ)

Bi kịch của Hồ Xuân Hương bắt đầu khi bà làm lẽ Tổng Cóc, một cường hào có tính ăn chơi và tiêu xài hoang phí nên chẳng bao lâu thì nhà cửa sa sút và cộng thêm việc vợ cả ghen vì ông yêu quý tài nghệ của Hồ Xuân Hương nên bà bỏ đi biệt, chỉ để lại một lá thư từ giã.

Sau này bà tiến đến với ông Phủ Vĩnh Tường, tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn và sinh cho ông một đứa con tên Phạm Viết Thiệu, thế nhưng hơn hai năm sau thì người chồng này của Hồ Xuân Hương cũng tạ thế. Hai lần mất chồng đã khiến Hồ Xuân Hương thấm thía và đồng cảm với nỗi đau của những người phụ nữ phải chịu cảnh cô đơn.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương chính là tấm gương phản ánh con người và trí tuệ của tác giả. Chính vì hiểu thấu căn nguyên khởi sinh nên các hình tượng văn hóa dân tộc, thầm nhuần những tập tục dân gian, nữ sĩ đã sáng tạo thơ ca dựa trên những mẫu gốc bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực của dân nước ta. Có thể nói, chất phong tình, tâm thức phản kháng, khát vọng hạnh phúc, tự do chính là những biểu hiện rõ nét của sự phát triển và biến hóa của các mẫu gốc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ta thường liên tưởng ngay đến những trò chơi ngôn ngữ từ xa xưa, như đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục, hay những câu ca dao đặc trưng tín ngưỡng phồn thực của người Việt.

Biệt thự Võ Thị Sáu

Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Khi tròn 14 tuổi, Sáu theo anh trai vào khu kháng chiến, trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ, vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa giao liên để nắm tình hình địch. Tuy nhỏ tuổi, chị rất gan dạ, từng dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp tổ chức tại huyện, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên giặc.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, Võ Thị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất Việt Nam

Chị Võ Thị Sáu (tranh minh hoạ)

Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất. Ngày 02/08/1993, Võ Thị Sáu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cũng là nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất Việt Nam.

Tại Sofitel Ecopark, kiến trúc sư lừng danh cũng lấy tên của Võ Thị Sáu đặt cho các căn Villa nhằm tôn vinh người con gái Đất Đỏ quật cường.

Biệt thự Nguyễn Thị Định

Căn biệt thự Nguyễn Thị Định tại Sofitel Ecopark là căn Villa V1-V2 (khu Villa 3 phòng ngủ mẫu A).

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định là đại diện tiêu biểu cho hình ảnh kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Tên tuổi của bà gắn liền với cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước của dân, quân miền Nam. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định là thuyền trưởng đầu tiên mở đường Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại. Tầm ảnh hưởng của bà đã vượt ra khỏi lãnh thổ đất nước, được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, kính trọng.

Sống theo tấm gương nữ tướng Nguyễn Thị Định

Bà Nguyễn Thị Định

Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, còn được gọi là Út Định, Ba Định. Bà là con út thứ mười trong một gia đình có truyền thống yêu nước ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích – Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, được không bao lâu thì chồng bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh tại đó.

Năm 1940, bà lại bị Pháp bắt và biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Sau 3 năm ra tù, trở về Bến Tre, bà liên lạc với tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng của tỉnh và tham gia giành chính quyền vào tháng 8-1945. Tuy còn ít tuổi nhưng nhờ có ý chí kiên cường, lòng yêu nước mãnh liệt, lại nhiều mưu trí nên bà được Tỉnh ủy chọn làm thuyền trưởng chuyến đầu tiên vượt biển ra Bắc báo cáo với Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam bộ và xin vũ khí chi viện. Từ đó tên tuổi của bà đỏ thắm “đường Hồ Chí Minh trên biển”.

Năm 1961, bà được bầu làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam, đã có công rất lớn trong việc xây dựng “Đội quân tóc dài”, làm cho quân thù vô cùng run sợ.

Bà Nguyễn Thị Định đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và Nhà nước ta như: Phó tổng tư lệnh quân Giải phóng miền Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Câu chuyện về những người phụ nữ Việt Nam tại Sofitel Ecopark không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về kiến trúc mà hơn thế nữa đó còn là câu chuyện về những giai đoạn đáng nhớ của lịch sử.

Malta Land mời bạn chiêm ngưỡng tác phẩm tại:

Private Art Gallery – The Island Clubhouse

by Sofitel Hanoi Ecopark

Sofitel Hà Nội Ecopark

Sofitel Hà Nội Ecopark

Đọc thêm

Về đầu trang