Hoa sen trong tâm thức của người Việt là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng, được xem là quốc hoa Việt Nam. Đây là loài hoa tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt. Vẻ đẹp ấy của hoa sen chính là nguồn cảm hứng để Chủ Đầu Tư Ecopark kể câu chuyện về một kiệt tác nghệ thuật dưới triều Nguyễn – bức tranh Thành Cổ Liên Hoa trong tác phẩm Sofitel Ecopark.
Hoa sen – Một biểu tượng quen thuộc với người Việt Nam
Nhiều người nghĩ rằng hoa sen thường chỉ xuất hiện ở các vùng Châu Á nhưng thực chất loài hoa này hiển diện ở khắp nơi trên thế giới. Hoa sen có tên khoa học là Nelumbo nucifera, thuộc họ Nelumbonaceae; đây là cây thực vật thủy sinh. Trong tiếng Anh, hoa sen được gọi là Lotus và trong tiếng Việt được gọi với cái tên khác là Liên hoa.
Do đặc thù văn hoá, phong tục tập quán tín ngưỡng, hoa Sen được người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng coi trọng và sử dụng nhiều hơn so với các nước ở phương Tây. Hoa sen sở hữu vẻ đẹp thanh khiết, mỏng manh nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ. Vượt qua nhiều khó khăn sống giữa vùng lầy, những bông sen vẫn vượt lên để tỏa hương thơm ngát như gói gọn tất cả sự tinh túy của đất trời.
Hoa sen – Quốc hoa của Việt Nam
Không biết tự bao giờ, hoa Sen với những đặc điểm thuần khiết, thanh cao, mạnh mẽ đã trở thành biểu tượng cho tâm hồn, khí phách Việt. Sức sống mãnh liệt, kiên cường, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” được ví như bản sắc dân tộc Việt Nam anh hùng.
Chính bởi vậy, hoa Sen được nhiều người xem như Quốc hoa của Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng của thi ca, nhạc họa. Biết bao nhà thơ, thi sĩ mô tả và so sánh vẻ đẹp, tính cách, nhân phẩm của người Việt với loài hoa này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Hoa sen trong phong thuỷ
Bên cạnh là biểu tượng của văn hoá Việt, hoa sen còn mang nhiều yếu tố, tác dụng phong thuỷ tốt lành. Theo các chuyên gia phong thủy, hoa Sen mang đến sự bình an, thanh tịnh, hút may mắn, tài lộc, làm dồi dào thêm vượng khí cho gia chủ.
Đồng thời, hoa sen với nghị lực sống mạnh mẽ mang đến nguồn cổ vũ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực để con người vượt qua thử thách, khó khăn, vươn đến những thành công trong cuộc sống.
Bởi vậy, hoa sen phong thủy được nhiều người ưa chuộng bài trí trong phòng làm việc, phòng khách. Hoa Sen cũng được chế tác nhiều phiên bản như: chậu hoa sen vàng, đĩa cổ in hình hoa sen, tranh hoa sen vàng, tranh hoa sen bất tử…
Hoa sen trong Phật giáo
Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết, thức tỉnh và trung thành, vì loài hoa này mọc lên từ bùn lầy hôi bẩn nhưng vẫn giữ được bản thân trong sạch, thanh cao. Bên cạnh đó, hoa còn biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thánh thiện và thuần khiết, cũng như sự duy trì và phát triển Phật pháp.
Hoa sen hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học, nhân sinh cao quý và phẩm cách cao đẹp. Theo đó, Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản: Tính vô nhiễm; Tính thuần khiết; Tính thanh lọc; Tính thuỳ mị; Tính kiên nhẫn.
Hoa sen xuất hiện rất nhiều trong Phật giáo như hình ảnh Phật Quan Âm ngồi trên đài sen, khi lễ Phật hai bàn tay chắp lại thành hình hoa sen chưa nở. Hay trong các công trình Phật giáo nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Tây Phương, tháp Cửu Phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp… Hoa sen thể hiện một vai trò quan trọng và có những ý nghĩa nhất định đối với tín ngưỡng.
Bông sen trắng trên hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm nằm trong khuôn viên cung đình Huế được kiến tạo dưới triều Nguyễn. Hồ có bình diện hình chữ nhật, trên hồ có ba hòn đảo Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu.
Vốn là khu thượng uyển nổi tiếng hàng đầu của vương triều Nguyễn, Tịnh Tâm từng được vua Minh Mạng làm thơ ca ngợi 10 bài liền với tiêu đề Bắc hồ thập cảnh. Vua Thiệu Trị lại xếp hạng Tịnh Tâm vị thứ 3 trong danh mục Thần Kinh nhị thập cảnh.
Người dân xứ Huế xưa nay quen gọi một cách vắn tắt: hồ Tịnh. Nơi đây nổi tiếng với loài sen trắng, được thiên hạ tôn vinh là “giống sen quý nhất trong tất cả giống sen”. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, sen trắng được mệnh danh là loài sen “đệ nhất cố đô”. Màu trắng tinh khiết, kết hợp với hương thơm thoang thoảng của sen mang đến cho người ta cảm giác an yên.
>>Đọc thêm: Phong cách kiến trúc cung đình Huế – Cảm hứng cho Sofitel Ecopark
Bức tranh Thành Cổ Liên Hoa trong Sofitel Ecopark
Việt Nam, những năm 1930 – sự giao thoa giữa văn hoá Việt và nghệ thuật Đông Dương chính là chiếc chìa khoá mở ra nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều kiệt tác nghệ thuật.
Giữa đầm hoa sen rộng lớn nhất Đông Đô, toạ lạc một kiệt tác nghệ thuật của hoàng đế triều Nguyễn mang tên Thành Cổ Liên Hoa.
Cho đến tận bây giờ, kiệt tác ấy vẫn luôn là một ẩn số. Người ta chỉ biết nơi đây luôn toả ra mùi sen thanh khiết và những tia nắng len lỏi trên những hồ hoa sen rộng lớn đẹp không nơi nào sánh được.
>>Chi tiết dự án Biệt thự đảo Ecopark – Giai đoạn 2
Câu chuyện về hoa sen được kể xuyên suốt trong kiến trúc, trong ẩm thực. Đặc biệt, hình ảnh những đóa sen vàng được đặt cùng bức tranh tượng Nam Phương Hoàng Hậu tại khu vực đại sảnh, càng tôn lên vẻ đẹp cao quý của quốc hoa Việt Nam.
Giữa sắc trắng tinh khôi của bạch liên hoa là màu xanh của lá liễu, màu xanh của mái ngói thanh lưu ly thấp thoáng – một công trình dù chúng ta có bước vào không gian bên trong hay bên ngoài ngắm nhìn thì vẫn thấy được sự thân thiện, nhẹ nhàng.
Thấp thoáng dưới màu xanh ấy là những cây cầu đá cong cong được ghép bằng kỹ thuật tinh xảo, gợi nhớ cây cầu đá chùa Bút Tháp. Hình ảnh này khiến ta nhớ đến những câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du:
“Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”
Nét văn hóa Á Đông cùng không gian thiên nhiên nhiều tầng tán của Ecopark đã góp phần phác họa lên một kiệt tác. Khiến bất cứ ai khi nhắc tới Thành Cổ Liên Hoa, đều ước mong một lần trong đời được đặt chân tới đây và tận mắt chiêm ngưỡng.
Malta Land mời bạn chiêm ngưỡng tác phẩm và khám phá Thành Cổ Liên Hoa tại:
Private Art Gallery – The Island Clubhouse
by Sofitel Hanoi Ecopark